Tư vấn Tập huấn cho các giảng viên nguồn về kĩ năng quản lý cảm xúc, kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu
Nhà tư vấn vui lòng gửi CV và Bản đề xuất tư vấn tới hòm thư wvv_recruitment@wvi.org
Tiêu đề email: [Tu van TOT training - HIC] - Họ và tên
CƠ SỞ THỰC HIỆN
Tổ chức Tầm nhìn thế giới (TNTG) là một tổ chức cứu trợ nhân đạo Cơ đốc hoạt động thông qua các chương trình vùng dự án nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị tổn thương nhất tại các vùng dự án. TNTG hoạt động tại Việt Nam từ năm 1990 và tập trung hướng can thiệp trên các dự án về Dinh dưỡng, Bảo vệ trẻ em, Sinh kế bền vững.
Với mục tiêu “Bảo vệ trẻ em”, dự án Hope In Class – “Lớp học vui” hướng đến tạo môi trường giáo dục an toàn, yêu thương, góp phần chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và nhà trường. Với sự hỗ trợ của Tầm nhìn thế giới Thụy Sỹ, dự án lớp học vui được thực hiện trong 3 năm từ 2021-2023 tại 4 huyện Mai Châu, Yên Thủy, Đà Bắc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm của cha mẹ trong việc xây dựng một môi trường an toàn, yêu thương cho trẻ em, dự án lớp học vui nhấn mạnh đến việc trang bị và tăng cường năng lực cho phụ huynh học sinh về các kĩ năng quan trọng như kĩ năng lắng nghe, thấu cảm, kĩ năng quản lý cảm xúc. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu là các bậc phụ huynh học sinh trên địa bàn dự án.
Dự án sẽ tổ chức khóa tập huấn cho các giảng viên nguồn là những người đã được đào tạo về mô hình kỷ luật tích cực và là giảng viên mô hình kỷ luật tích cực tại các chương trình về các kĩ năng quan trọng bao gồm quản lý cảm xúc, lắng nghe. Sau đó các giảng viên nguồn sẽ thực hiện giảng dạy và truyền tải lại nội dung cho các bậc phụ huynh học sinh tại địa bàn dự án.
1. Mục đích:
- Trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng về kĩ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lắng nghe.
- Hướng dẫn để học viên có thể thiết kế các khóa tập huấn lại về kĩ năng quản lý cảm xúc, lắng nghe và thấu hiểu sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và bối cảnh địa phương cho cha mẹ/ người chăm sóc của các nhóm trẻ em mục tiêu.
- Sau khi tập huấn lại, các phụ huynh nòng cốt có thể chia sẻ, tuyên truyền về kĩ năng lắng nghe, thấu cảm, kĩ năng quản lý cảm xúc cho các bậc phụ huynh học sinh khác qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt CLB cha mẹ.
2. Kết quả mong đợi:
- 100% học viên hiểu được các khái niệm cơ bản về cảm xúc và quản lý cảm xúc; những hậu quả của việc không quản lý được cảm xúc; những biểu hiện của cảm xúc; các bước để quản lý, kiểm soát cảm xúc; hiểu các kĩ năng liên quan như: kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu; cách vận dụng kĩ năng vào trong thực tế đời sống.
- 4 AP xây dựng được kế hoạch tập huấn lại cho phụ huynh nòng cốt là các thành viên trong nhóm hỗ trợ cha mẹ tại các CLB cha mẹ/ phụ huynh nòng cốt trong ban chi hội PHHS của nhà trường và kế hoạch truyền thông lồng ghép trong các cuộc họp phụ huynh của các trường THCS trong địa bàn dự án, các sinh hoạt của CLB cha mẹ định kỳ.
- 80% học viên có thể giảng dạy lại về kĩ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu.
- Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, đảm bảo áp dụng phù hợp bối cảnh địa phương sau kiểm huấn được ghi chép lại và chia sẻ cho các AP cùng học hỏi.
NỘI DUNG – THỜI LƯỢNG TẬP HUẤN
1. Kiến thức và kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lắng nghe
2. Lập kế hoạch hành động
3. Thời lượng tập huấn
- Tổng cho khóa học 01 ngày: 01 ngày tập huấn.
- Khóa tập huấn trong 01 ngày, nội dung bao gồm lý thuyết và xây dựng được nội dung, chương trình cần thiết để tập huấn lại cho phụ huynh nòng cốt.