Với mong muốn đảm bảo an sinh bền vững cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ dễ bị tổn thương nhất, chúng tôi chú trọng lồng ghép nhiều chủ đề đa dạng xuyên suốt ba chương trình cốt lõi là bảo vệ trẻ em, dinh dưỡng và sinh kế bền vững.

 

Vận động chính sách

Trong vòng 5 năm tới, thông qua công tác vận động chính sách, chúng tôi hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức và suy nghĩ của cha mẹ cũng như toàn cộng đồng, để mỗi người đều đóng góp tiếng nói ủng hộ chấm dứt bạo lực đối với trẻ em. 

Chúng tôi tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các ban, ngành liên quan trong quá trình xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể với ngân sách được phân bổ để thực thi các chính sách liên quan tới cho trẻ em.

Một số ưu tiên vận động chính sách khác liên quan đến bảo vệ trẻ em bao gồm phòng chống thương tích trẻ em, tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và củng cố Luật Trẻ em ở tất cả các cấp. Các ưu tiên về dinh dưỡng bao gồm việc nhân rộng các thực hành dinh dưỡng có hiệu quả, các mô hình và kế hoạch hành động cấp tỉnh để thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia 2017-2020 và Sáng kiến Thúc đẩy Dinh dưỡng (SUN) tại Việt Nam. Trong khi đó tại cấp địa phương, chúng tôi hỗ trợ người dân, trẻ em và thanh thiếu niên trong cộng đồng tại tất cả các Chương trình Vùng thực hiện công tác vận động với những vấn đề liên quan đến trẻ em. 

 

Giới

Tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực nông thôn, nhiều chuẩn mực văn hoá, định kiến về giới còn tồn tại khiến phụ nữ và trẻ em gái phải hứng chịu bất công, nghèo đói và bạo lực. Đó là lý do chúng tôi luôn coi trọng việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi hoạt động. Nam giới và phụ nữ, trẻ em trai và trẻ em gái, tất cả đều được tạo điều kiện để lên tiếng đóng góp ý kiến từ quá trình lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá các dự án và chương trình phát triển tại địa phương họ. Vấn đề giới cũng được lồng ghép vào mọi chương trình can thiệp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới. 

 

Khuyết tật

Theo điều tra dân số năm 2009, Việt Nam có hơn 6 triệu người từ 5 tuổi là người khuyết tật. Họ vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục và các dịch vụ công cộng khác. Do đó, chúng tôi luôn ưu tiên người khuyết tật khi thiết kế và thực hiện các chương trình, đồng thời thúc đẩy họ tham gia vào quá trình phát triển tại địa phương. 

 

Sự tham gia của trẻ em

Với World Vision, trẻ em không chỉ là những người thụ hưởng, mà còn chính là những đối tác được trao quyền tham gia vào quá trình thiết kế, thực hiện và giám sát các chương trình phát triển cộng đồng hướng tới trẻ em. Để tăng cường sự tham gia của trẻ em tại các Chương trình Vùng của World Vision, chúng tôi thuyết phục cộng đồng công nhận và tôn trọng sự đóng góp của trẻ em, lắng nghe ý kiến của trẻ về những vấn đề chúng đang phải đối mặt. Chúng tôi hỗ trợ chính quyền địa phương tạo môi trường cho trẻ em cất tiếng nói thông qua các câu lạc bộ trẻ em/thanh thiếu niên, diễn đàn trẻ em và các sáng kiến do trẻ em lãnh đạo. 

 

World Vision coi trẻ em là đối tác quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch hành động phát triển cộng đồng mà chúng tôi tham gia vào. Đặc biệt, trẻ em là một trong những nhóm mục tiêu được nâng cao năng lực, kỹ năng để tham gia phân tích vấn đề, đề xuất giải pháp và thực thi các giải pháp đó dựa trên khả năng và nguồn lực của trẻ em, với sự hỗ trợ của các bên liên quan. 

 

Các giá trị sống

Các giá trị sống được chúng tôi tích hợp có chủ ý nhằm xây dựng mối quan hệ tích cực giữa trẻ em, gia đình và cộng đồng. Cách tiếp cận này giúp nâng cao giá trị sống của những trẻ em trong chương trình, đồng thời góp phần tạo ra một môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ nhờ sự đóng góp trách nhiệm từ gia đình và toàn cộng đồng.

 

Related Media
Vươn tới tương lai | Thương
Vươn tới tương lai | Thương
Vươn tới tương lai | Diễm
Vươn tới tương lai | Diễm
Vươn tới tương lai | Minh
Vươn tới tương lai | Minh
Trẻ dễ bị tổn thương | Dựa
Trẻ dễ bị tổn thương | Dựa
Trẻ dễ bị tổn thương | Duy
Trẻ dễ bị tổn thương | Duy
0.02532 sec| 1989.516 kb