Videos
Suốt 30 năm qua, Tầm nhìn Thế giới đã sát cánh cùng Việt Nam để đảm bảo an sinh trẻ em. Tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi nuôi dưỡng một KHÁT VỌNG nơi mọi trẻ em đều có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng trong một môi trường an toàn, tràn đầy tình yêu thương.
Người dân ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên có thể mường tượng ra một mái ấm hạnh phúc khi nghĩ về gia đình của Saola*. Hai vợ chồng cô đều là người H’Mông, và cùng sinh năm 1995. Họ làm lụng cần mẫn, chỉ với một mong ước giản đơn là mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, đôi vợ chồng trẻ này đã trải qua một chuyện kinh hoàng.
Nhân ngày Nhân đạo Thế giới năm nay (19/08), World Vision xin được chia sẻ cuộc trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang, nhân viên Bảo trợ vùng miền Nam của World Vision International tại Việt Nam (Tầm nhìn Thế giới). Sau quá trình 17 năm gắn bó với World Vision, chị có không ít những kỉ niệm khi làm việc ở một vị trí khá đặc thù, được tiếp xúc và hỗ trợ trực tiếp trẻ em và cộng đồng.
Từ năm 2016 trở về trước, nguồn nước duy nhất của gia đình phải lấy từ dòng khe trên núi dẫn qua đường ống dài 4km tới nhà. Vào mùa khô, mực nước xuống thấp, việc khan hiếm nước là nỗi lo lớn của gia đình chị Thanh. Mùa mưa, nguồn nước không có hệ thống lọc bị nhiễm thêm nhiều tạp chất và trở nên đục ngầu, khiến sức khỏe gia đình bị ảnh hưởng. Mưa lớn còn khiến đường ống thường xuyên bị tắc do rác bít lại từ phía thượng nguồn, thậm chí đường ống có khi bị nước lũ cuốn phăng.
Được sự động viên tinh thần từ các cán bộ dự án của tập đoàn Mavin và tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới, chị Kiều đã mạnh dạn tham gia vào mô hình Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị. Gia đình chị là một trong số những hộ gia đình tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá đã thoát nghèo và tiếp cận chăn nuôi bền vững.
Một gia đình tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều sự chuyển biến tích cực sau khi tham gia vào mô hình Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới và Tập đoàn Mavin hỗ trợ.
Khánh tham gia chương trình Học Bơi dựa vào Cộng đồng do World Vision thực hiện tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình từ mùa hè năm ngoái, 2022. Chương trình do World Vision phối hợp cùng Đoàn Thanh Niên và các cơ quan Bảo vệ trẻ em trên địa bàn thực hiện.
World Vision thực hiện chiến dịch 1000 Girls, 1000 Futures trên toàn cầu nhằm kêu gọi các nhà bảo trợ tiềm năng chung tay giúp đỡ cho đối tượng trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn. Một trong những sự kiện thuộc chiến dịch đã diễn ra tại Malaysia vào tháng 7, 2023 và có sự tham gia của trẻ đại diện đến từ Việt Nam, Dì. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Dì và chị Vũ Thị Nga - Quản lý chương trình Bảo trợ, về những trải nghiệm của họ sau những ngày tham gia vào chiến dịch.
Chiều nào cũng vậy, Thảo Nguyên lại đưa hai em ra góc sân trước nhà. Người chị lớn vừa đưa mắt trông chừng hai em, vừa ngóng tiếng bố mẹ về.
“Khi nước ập vào nhà, em chỉ biết đứng một chỗ khóc gọi bà vì không biết bơi, còn bà thì vừa phải lo đưa đồ điện, gạo chạy lũ, vừa phải trông chừng em và chị gái,” Anh Tuấn nhớ lại.
“Khi đi làm về không thấy Sa, gọi điện không liên lạc được, đi tìm khắp nơi nhưng cũng không ai biết. Lúc đó em đã rất sợ,” Minh nhớ lại.
Đến giờ, Thanh vẫn không khỏi rùng mình khi nhớ lại quãng thời gian bị lừa bán sang Trung Quốc gần một năm trời.
Đây là câu chuyện về quá trình hồi phục và theo đuổi ước mơ đầy nghị lực của Thắng sau tai nạn bất ngờ năm em 8 tuổi.
Trong những năm gần đây, huyện Minh Long chứng kiến ngày càng nhiều những hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu. Để tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai của địa phương, cả cộng đồng đã cùng nỗ lực, từ việc thay đổi sản xuất gia đình cho tới thành lập các kế hoạch ứng phó cấp xã.
Dù đi lại có phần khó khăn nhưng mỗi buổi chiều sau khi đi học về, Chư lại tất bật sau vườn để đảm bảo đàn gà có đủ thóc, máng heo được đổ đầy và vườn rau xanh tốt, sạch sâu bệnh.
Khi nhận được chiếc xe đạp mới từ World Vision Việt Nam, Vũ xúc động: “Em chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ có chiếc xe đạp ‘xịn’ như thế này. Em cứ như đang nằm mơ vậy.”
Khi cả gia đình cùng nỗ lực, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây là câu chuyện của gia đình Nhi - trẻ bảo trợ của World Vision Việt Nam tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Đây là chuyện của Xa – câu chuyện về lòng quyết tâm và sự chung tay hỗ trợ của cả cộng đồng giúp thay đổi cuộc sống của một bé gái khao khát được đi học.
Nhờ những hỗ trợ sinh kế và giáo dục, cuộc sống gia đình Thảo cùng những người dân ở huyện X., huyện Điện Biên Đông đang ngày một cải thiện hơn.
Với sự cố gắng bền bỉ, Nam đã vượt qua hoàn cảnh để tiến gần hơn với ước mơ trở thành sĩ quan của em.
Đây là hành trình vươn mình của Thương - một cựu trẻ bảo trợ - để "làm khác" và tạo ra những thay đổi tích cực cho trẻ em trong cộng đồng của mình.
Đây là câu chuyện của Sinh - một cựu trẻ bảo trợ, đã thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo nhờ những can thiệp, hỗ trợ mang tính tổng thể của World Vision Việt Nam.
Khi tham gia vào Chương trình hợp tác thúc đẩy chăn nuôi theo chuỗi giá trị, anh Hoàng cùng những nông hộ khác được tập huấn bài bản về kĩ thuật chăn nuôi khép kín và bền vững: từ khâu làm và vệ sinh chuồng trại, chia khẩu phần ăn theo giai đoạn phát triển cho đến phòng bệnh cho gia súc bằng vắc xin. Nhờ vậy, đàn lợn nhà anh Hoàng và của các hộ gia đình khác trong chương trình cùng vượt qua được đợt dịch tả lợn vẫn dai dẳng đeo bám Như Xuân và cả nước từ đó.
Đầu năm 2022, gia đình bà Bun, bà Tý và gần 120 hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Thường Xuân được lựa chọn để tham gia vào Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị của Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam. Đây là nỗ lực chung của các bên để cải thiện hoàn cảnh sinh kế của các hộ gia đình, từ đó, mang lại cơ hội học tập và sinh hoạt tốt hơn cho trẻ em trên địa bàn.
Sự chuyển biến ngoạn mục từ những công nhân đi làm thuê nay đã làm chủ trong sản xuất và kinh doanh nhờ chương trình Gift Catalog. Nhờ đó, chất lượng sống, kinh tế gia đình, sức khỏe của con cái đều được cải thiện đáng kể.
Từ ngày tham gia lớp Gia đình Toàn mỹ, chị Sọn không còn dùng roi vọt để dạy các con, đặc biệt là với cô con gái 14 tuổi tên Nhi. Giờ đây, chị Sọn còn trở thành người điều phối lớp Gia đình Toàn mỹ tại thôn mình.
Được sự truyền cảm hứng từ mẹ và sự tiếp sức của Câu lạc bộ Trẻ em, Nhi cũng đang đóng một vai trò rất tích cực trong việc ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trong trường học và cộng đồng của mình.
Quyết định tham gia Câu lạc bộ Dinh dưỡng vào năm 2015 đã thay đổi hoàn toàn cách Pen nuôi con và chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Giờ đây, Pen tự tin mang những bài học kinh nghiệm của bản thân đi chia sẻ, đóng góp vào những thay đổi tích cực trong cộng đồng của mình.
Trong khắc phục hậu quả bão lũ, nước sạch là yếu tố quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho người dân và ngăn ngừa các dịch bệnh thường bùng phát sau bão làm gián đoạn việc đến trường của trẻ cũng như các hoạt động phục hồi sinh kế của gia đình.
Bên cạnh các gói viện trợ bằng hàng hóa, hỗ trợ tiền mặt giúp các gia đình giải quyết những nhu cầu trước mắt, đồng thời bắt đầu lại sinh kế tạo thu nhập cho gia đình.
Khi vui chơi cùng nhau mà không có sự giám sát của người lớn, trẻ em phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ đe dọa sự an toàn, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Lý chỉ là một cô bé người dân tộc Mường nhỏ bé sống ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam khi tham gia chương trình bảo trợ của World Vision năm 2006.
Cường mới 16 tuổi, vậy mà em lại đang là trụ cột của một gia đình 4 người. Cậu bé đã phải để lại sau lưng rất nhiều điều để gánh vác lấy trách nhiệm này.
Cả nhà quây quần ăn uống mà ruồi cứ vo ve xung quanh, đậu lên thức ăn thì thật khó chịu phải không? Câu chuyện là quá trình World Vision Việt Nam đồng hành cùng người dân làng Diềm thay đổi tập quán cũ và xây dựng thói quen mới để đảm bảo cuộc sống an toàn, vệ sinh.