Dự án Phòng chống nô lệ thời hiện đại từ Việt Nam (TMSV) là một Chương trình liên ngành nhằm thay đổi hành vi, tăng cường hỗ trợ pháp lý và tái hòa nhập cho các nạn nhân của tình trạng nô lệ thời hiện đại ở Việt Nam. Bằng kinh nghiệm, kiến thức, mạng lưới và nguồn lực của Tổ chức Di cư Thế giới, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới và Hội đồng Anh, chúng tôi cùng thực hiện một loạt các can thiệp tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương trên năm tỉnh là nơi có nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ hiện đại. Các hoạt động của dự án được phát triển để phù hợp với các yêu cầu ODA của Việt Nam và Vương quốc Anh, trong đó có các hoạt động nghiên cứu, nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng, những hỗ trợ trực tiếp và lâu dài, cũng như nâng cao năng lực cho các đối tác xã hội dân sự, chính phủ ở cấp quốc gia, tỉnh và xã.
Dự án TMSV góp phần đạt được năm Mục tiêu Phát triển Bền vững:
Dự án TMSV bao gồm ba hoạt động: Ngăn ngừa, Truy tố và Bảo vệ. Tầm nhìn Thế giới thực hiện hoạt động bảo vệ bằng cách nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan đến công tác nhận dạng nạn nhân ở Việt Nam và Vương quốc Anh, nhằm đảm bảo những người có nguy cơ trở thành nạn nhân được nhận dạng sớm, được hỗ trợ đầy đủ và bảo toàn nhân phẩm. Công tác hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tổn thương gây ra bởi nạn buôn người, nô lệ hiện đại và nghèo đói.
Vai trò của dự án TMSV là xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp với từng nhóm nạn nhân cụ thể để giúp họ phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời xác định các cơ quan và hệ thống chuyển tuyến tại cộng đồng nơi họ có thể tin tưởng tìm đến để được kịp thời hỗ trợ. Chúng tôi cũng cung cấp nơi trú ẩn, hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần, tư vấn pháp lý cho các gia đình có nạn nhân buôn người đã trở về nhà. Để ngăn chặn tình trạng này tái diễn, một hệ thống thông tin liên lạc được thiết lập cho các gia đình có người thân mà có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của (PVoT) của nạn buôn người, đặc biệt là những thiếu niên nam.
Chúng tôi chia sẻ những thông tin, phát hiện của mình tại các hội thảo trong nước và quốc tế, nhằm tăng cường phối hợp giữa các cán bộ công tác xã hội tại Việt Nam và Vương quốc Anh trong việc hỗ trợ PVoT. Dự án TMSV cũng tiến hành công tác vận động để bảo vệ các nạn nhân, đối thoại với chính quyền để tiếp tục tham gia cùng chính phủ, kêu gọi hành động đối với vấn nạn buôn người.
Ngân sách
611.196,18 Bảng Anh (cho hoạt động Bảo vệ)
Đơn vị tài trợ
Bộ Nội vụ Vương quốc Anh
Địa bàn triển khai
Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh
Người thụ hưởng trực tiếp
Các nhóm dễ bị tổn thương, những nạn nhân đã được trở về nhà, người nhập cư dễ bị tổn thương, Chính phủ, các nhà hoạt động xã hội dân sự
Các thành tựu nổi bật
- Tổ chức Di cư Quốc tế
- Hội đồng Anh
- Bộ Nội vụ Vương quốc Anh
- Bộ Công an
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh