Chuyển đổi số để thích ứng

Trao quyền để nâng cao khả chống chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

 

Bối cảnh dự án

Luôn phải chống chịu với các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hoá) không được trang bị các trạm dự báo thời tiết tự động hay hệ thống dự báo sớm. Bên cạnh đó, những cộng đồng dễ bị tổn thương tại địa phương chưa được trang bị kiến thức cần thiết để điều chỉnh sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu. Thiếu chuyển đổi số trong sản xuất, chất lượng nông sản thấp, và khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô hạn chế dẫn đến thực trạng năng suất thấp và thiếu tính cạnh tranh thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Do đó, người dân địa phương khó có thể đảm bảo thu nhập và đáp ứng các điều kiện an sinh của trẻ em trong gia đình.

 

Giải pháp dựa vào cộng đồng 

Dự án “Chuyển đổi số để thích ứng” do Cơ quan Hợp tác Phát triển Áo (ADA) tài trợ hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước thiên tai thông qua các hoạt động tập huấn nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, và tăng khả năng tiếp cận thị trường.

 

Dự án góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững: 1 (Không nghèo), 2 (Không đói), 5 (Bình đẳng Giới), 13 (Hành động về khí hậu); và các mục tiêu trong Kế hoạch hành động về giới lần thứ 3 của Liên minh Châu Âu: Thúc đẩy và trao quyền kinh tế và xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái, và thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, môi trường và chuyển đổi số.

 

   

 

Mục tiêu 

Các hộ gia đình có trẻ em dễ bị tổn thương có thu nhập bền vững thông qua tăng tốc kinh doanh kỹ thuật số và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) để đảm bảo an sinh cho trẻ em.

Các hộ gia đình và nhóm sản xuất mục tiêu tăng khả năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai, sản xuất bền vững các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm và bán thành công sản phẩm của họ trên thị trường địa phương hoặc thông qua thương mại điện tử.

Các kết quả cụ thể:

  • Kết quả 1: Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) được tăng cường thông qua việc tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật số để theo dõi, cảnh báo sớm và ứng phó
  • Kết quả 2: Các hộ gia đình và nhóm sản xuất mục tiêu được nâng cao kiến thức liên quan để sản xuất lương thực và phi lương thực bền vững, đầu vào và tiếp cận thông tin thông qua trung tâm thông tin kỹ thuật
  • Kết quả 3: Các hộ gia đình và nhóm sản xuất mục tiêu đưa ra quyết định phù hợp về lập kế hoạch kinh doanh và cải thiện công tác quản lý của họ thông qua các giải pháp kỹ thuật số
  • Kết quả 4: Các hộ gia đình và nhóm sản xuất mục tiêu đã tăng khả năng tiếp cận thị trường địa phương và thị trường kỹ thuật số, đồng thời biết cách cải thiện sản phẩm của họ dựa trên nhu cầu của thị trường.

 

Hoạt động của dự án 

Dự án sẽ phối hợp cùng các cơ quan khí tượng và đối tác liên quan tại địa phương để điều phối và thúc đẩy công tác chuyển đổi số cho các thực hành Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại ba xã mục tiêu. Dự án hướng tới:

1)      Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ số cho các nhóm mục tiêu trong công tác Quản lý rủi ro thiên tai

2)     Nâng cao kỹ năng và năng suất của các nhóm mục tiêu thông qua việc hình thành các nhóm sản xuất, cung cấp đào tạo về các kỹ thuật liên quan trong sản xuất lương thực và phi lương thực bền vững; cung cấp đầu vào thân thiện với môi trường và thích ứng với Biến đổi khí hậu thông qua các ứng dụng 4.0.

 

Dự án hướng tới thiết lập một nền tảng số để hỗ trợ người dân tăng cường tiếp cận thông tin, cụ thể qua các phương thức như:

 

1)      Tập huấn về các giải pháp kỹ thuật số liên quan đến kiến thức tài chính và tiết kiệm để giúp người dân có công cụ để cải thiện hoạt động quản lý của nhóm

2)     Tập huấn về các nền tảng thương mại điện tử và sản xuất nội dung tiếp thị để tăng cường khả năng tiếp cận của nhà sản xuất với thị trường địa phương và thị trường kỹ thuật số.

 

Ngân sách 

EUR 555.555.00 (tương đương 11.957.587.476 VND)

 

Nhà tài trợ 

Cơ quan Hợp tác Phát triển Áo

Thời gian 

01.12.2022 – 30.11.25

 

Địa bàn hoạt động 

Xã Bình Lương, xã Thanh Lâm Commune, Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

 

Người hưởng lợi

  • 500 người dân/hộ gia đình tại tỉnh Thanh Hoá, trong đó 70% thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm 284 phụ nữ và 216 nam giới.
  • 14,897 người, trong đó có 2,700 trẻ em, bao gồm 66,4% thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số và 3,4% thuộc cộng đồng người khuyết tật.

 

Đối tác

  • Uỷ ban Nhân dân huyện Như Xuân
  • Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển địa phương
  • Sở và Phòng Thông tin và Truyền thông địa phương
  • Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá
  • Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường địa phương
  • Sở Văn hoá – Thông tin huyện Như Xuân
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương
  • Viện Nghiên cứu Rau quả

 Tờ thông tin tổng quan về dự án

 Fact Sheet

 Tin tức dự án trên báo chí

https://nhuxuan.thanhhoa.gov.vn  

https://binhluong.nhuxuan.thanhhoa.gov.vn

0.08268 sec| 2010.703 kb